Văn hóa Việt_Yên

Di tích

Việt Yên có nhiều ngôi đình không những mang giá trị lịch sử, văn hoá tiêu biểu mà còn trở thành biểu trưng văn hóa của làng xã Việt Nam như đình Thổ Hà (Vân Hà - Việt Yên) xây dựng năm 1686; đình Đông (Bích Động - Việt Yên), đình Mật Ninh. Nhiều ngôi chùa ở Việt Yên cũng đã được ghi nhận trong lịch sử Phật giáo Việt Nam như: chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn).chùa Vĩnh Hưng (thôn Khả Lý thượng, xã Quảng Minh), chùa Sùng Nghiêm và đình làng Vân Cốc (thôn Vân Cốc, xã Vân Trung) được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Đặc biệt vào ngày 16 17 18 tháng 2 âm lịch tại 2 chùa Bổ Đà (xã Tiên Sơn) và Sùng Nghiêm (thôn Vân Cốc, xã Vân Trung) có ngày hội lớn, tại thôn Vân Cốc, xã Vân Trung có lễ rước thánh rất trang nghiêm. Tại làng Đồng, xã Trung Sơn, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra di tích cổ là Miếu cổ bên trong Cây Xanh.[3]

Các làng quan họ Bắc Giang

Việt Yên là huyện có nhiều làng quan họ nhất ở vùng văn hóa Kinh Bắc. Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có 23 làng quan họ, thì Việt Yên có tới 19 làng quan họ cổ (Toàn vùng Kinh Bắc hiện có 68 làng, trong đó: Yên Phong có 16 làng, Từ Sơn có 3 làng, Tiên Du có 11 làng, thành phố Bắc Ninh có 14 làng, Yên Dũng có 2 làng, Hiệp Hòa có 2 làng).

19 làng quan họ Bắc Giang ở Việt Yên gồm: Hữu Nghi, Giá Sơn, Mai Vũ, Nội Ninh, Sen Hồ, Mật Ninh, Quang Biểu, Núi Hiểu, Tam Tầng, Thổ Hà, Tiên Lát Thượng, Tiên Lát Hạ, Thần Chúc, Yên Ninh, Trung Đồng, Vân Cốc, Đình Cả, Đông Long, Khả Lý Thượng. Điều đặc biệt là phần lớn các làng quan họ thờ thánh Tam Giang, vị thánh gắn với dòng sông Cầu. Khi hát quan họ thường hát trong các lễ hội, các cửa đình, cửa chùa. Đó là nơi sinh hoạt văn hóa, các di tích quen thuộc với dân làng cho nên các làng quan họ cũng thường có các di tích đi kèm:

STTTên làng quan họDi tíchGhi chú
1Hữu NghiĐình Hữu NghiNinh SơnĐình được Bộ VHTT xếp hạng di tích quốc gia theo Quyết định số 1568/VH-QĐ, ngày 20/4/1995. Đình thờ Thánh Tam Giang.
2Giá SơnĐình Giá SơnNinh SơnĐình thờ 4 vị Đại tướng: Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy (Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh)
3Mai VũĐình Mai VũNinh SơnThờ Thánh Tam Giang (Trương Hống,Trương Hát,Trương Thị Đạm Nương), Trịnh Trương Kiều, Trịnh Tương Nương (Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh)
4Nội NinhĐình Nội NinhNinh SơnĐình làng Nội Ninh thờ Trương Hống. Đình xưa còn được gọi là Đình Má, được đặt nóc vào ngày 12 tháng Chạp năm Nhâm Thân, niên hiệu Chính Hoà thứ 13 (1692), cách đây trên 300 năm. Đình Nội Ninh được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hoá cấp tỉnh theo Quyết định số 2402/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang.
5Sen HồĐình Sen HồThị trấn NếnhĐình Sen Hồ là nơi thờ Đức Thánh Tam Giang, Diên Bình Công chúa (con gái vua Lý Thánh Tông) và Thân Công Tài. Đình được khởi dựng vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII), khi đó được Tả đô đốc, Hán Quận công Thân Công Tài (sau này cũng là một vị Thành hoàng làng) công đức làm đình.
6Mật NinhĐình Mật Ninh (đình Cả)Quảng MinhThờ Cao Sơn Đại vương
7Quang BiểuĐình Quang BiểuQuang ChâuĐình thờ Thánh Tam Giang (Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh)
8Núi HiểuĐình Núi HiểuQuang Châu
9Tam TầngĐình Tam TầngQuang Châu
10Thổ HàĐình Thổ HàVân HàĐình thờ Thân Cảnh Phúc
11Thượng LátĐình Thượng LátTiên SơnThờ Thánh Tam Giang và Tiến sĩ Vũ Cẩn (Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh)
12Hạ LátĐình Hạ LátTiên SơnĐình thờ Thánh Tam Giang
13Thần ChúcĐình Thần ChúcTiên SơnĐình thờ Thánh Tam Giang
14Yên NinhĐình Yên NinhThị Trấn NếnhĐình thờ Thánh Tam GiangCao Sơn - Quý Minh (Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh)
15Trung ĐồngĐền Trung ĐồngVân TrungĐền thờ Bà Chúa. Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh.
16Vân CốcĐình Vân CốcVân Trung
17Đình CảĐình Mật Ninh (đình Cả) và đình MangQuảng MinhThờ Cao Sơn Đại vương
18Đông LongĐình Mật Ninh (đình Cả)Quảng MinhThờ Cao Sơn Đại vương
19Khả Lý ThượngĐình Khả Lý ThượngQuảng MinhĐình thờ Thánh Tam Giang (Di tích Lịch sử-Văn hóa cấp tỉnh)